[QCVN 41:2012/BGTVT] Chương IV - Biển báo cấm
Điều 22. Tác dụng của biển báo cấm
Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm. Người sử dụng đường phải chấp hành
những điều cấm mà nội dung biển đã thể hiện.
Điều 23. Ý nghĩa sử dụng các biển báo cấm
23.1 Biển báo cấm là gồm có 40 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến
biển số 140 với tên các biển như sau:
- Biển số 101: Đường cấm;
- Biển số 102: Cấm đi ngược chiều;
- Biển số 103(a): Cấm ôtô;
- Biển số 103(b, c): Cấm ôtô rẽ trái, rẽ phải;
- Biển số 104: Cấm môtô;
- Biển số 105: Cấm ôtô và môtô;
- Biển số 106(a, b): Cấm ôtô tải;
- Biển số 106(c): Cấm các xe chở hàng nguy hiểm (biển C,3h-GMS);
- Biển số 107: Cấm ôtô khách và ôtô tải;
- Biển số 108: Cấm ôtô, máy kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc;
- Biển số 109: Cấm máy kéo;
- Biển số 110(a): Cấm đi xe đạp;
- Biển số 110(b): Cấm xe đạp thồ;
- Biển số 111(a): Cấm xe gắn máy;
- Biển số 111(b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy);
- Biển số 111(d): Cấm xe ba bánh không có động cơ (xích lô);
- Biển số 112: Cấm người đi bộ;
- Biển số 113: Cấm xe người kéo đẩy;
- Biển số 114: Cấm xe súc vật kéo;
- Biển số 115: Hạn chế trọng lượng xe;
- Biển số 116: Hạn chế trọng lượng trên trục xe (trục đơn);
- Biển số 117: Hạn chế chiều cao;
- Biển số 118: Hạn chế chiều ngang;
- Biển số 119: Hạn chế chiều dài ôtô;
- Biển số 120: Hạn chế chiều dài ôtô kéo moóc hoặc kéo sơ mi rơ moóc;
- Biển số 121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe;
- Biển số 122: Dừng lại;
- Biển số 123(a,b): Cấm rẽ (phải, trái);
- Biển số 124(a): Cấm quay xe;
- Biển số 124(b): Cấm ôtô quay đầu xe;
- Biển số 125: Cấm vượt;
- Biển số 126: Cấm ôtô tải vượt;
- Biển số 127: Tốc độ tối đa cho phép;
- Biển số 128: Cấm sử dụng còi;
- Biển số 129: Dừng xe kiểm tra;
- Biển số 130: Cấm dừng xe và đỗ xe;
- Biển số 131(a,b,c): Cấm đỗ xe;
- Biển số 132: Nhường đường cho xe cơ giới ngược chiều qua đường hẹp;
- Biển số 133: Hết cấm vượt;
- Biển số 134: Hết hạn chế tốc độ;
- Biển số 135: Hết tất cả lệnh cấm;
- Biển số 136: Cấm đi thẳng;
- Biển số 137: Cấm rẽ trái và rẽ phải;
- Biển số 138: Cấm đi thẳng và rẽ trái;
- Biển số 139: Cấm đi thẳng và rẽ phải;
- Biển số 140: Cấm xe công nông.
23.2 Ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục B.
Điều 24. Biển báo cấm theo giờ
Khi cần thiết cấm phương tiện theo giờ phải đặt biển phụ 508 dưới biển cấm có
thể viết thêm chú thích bằng tiếng Việt và phụ đề tiếng Anh trong biển này (nếu khu vực
đó có nhiều người nước ngoài tham gia giao thông hoặc tuyến tham gia theo điều ước
quốc tế).
Điều 25. Biển báo cấm nhiều loại phương tiện
Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện có thể kết hợp đặt các ký hiệu
phương tiện bị cấm trên một biển theo quy định như sau:
25.1 Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển (ví dụ như biển số 105
và biển số 107);
25.2 Các loại phương tiện thô sơ kết hợp trên một biển (biển số 113 có thể kết
hợp với biển số 114);
25.3 Để dễ quan sát và đủ diện tích bố trí hình vẽ mỗi biển chỉ kết hợp nhiều
nhất là hai loại phương tiện;
25.4 Không kết hợp trên một biển vừa cấm phương tiện thô sơ vừa cấm phương
tiện cơ giới trừ trường hợp đường giao thông hỗn hợp cần cấm một loại phương tiện
thô sơ và một loại phương tiện cơ giới (ví dụ chỉ cấm xe xích lô và cấm ôtô tải thì kết
hợp biển số 111 và biển số 106);
25.5 Không kết hợp trên một biển vừa cấm người đi bộ vừa cấm các loại
phương tiện.
Điều 26. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo cấm
Biển có dạng hình tròn trừ biển số 122 "Dừng lại" có hình bát giác; các biển có
nền màu trắng, trừ biển 102 và biển số 122 có nền màu đỏ, biển số 130, biển số 131 có
nền màu xanh lam. Các biển đều có viền đỏ rộng 10cm (tương ứng với biển kích thước
hệ số 1). Riêng biển số 133, biển số 134, biển số 135 có viền xanh xung quanh rộng
2cm và biển số 122 xem chi tiết ở Phụ lục B. Các biển có đường gạch chéo nghiêng
45° màu đỏ rộng 5cm (tương ứng với biển kích thước hệ số 1) qua tâm từ phía trên
bên trái xuống phía dưới bên phải (trừ biển số 129 là đường nằm ngang). Trừ một số
biển sẽ chỉ dẫn cụ thể ở Phụ lục B, nói chung các biển có hình vẽ màu đen đè lên
đường vạch chéo màu đỏ;
Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển được quy định chi tiết ở Phụ lục B
và Điều 15.
Điều 27. Vị trí đặt biển báo cấm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
27.1 Biển báo cấm được đặt ở nơi đường giao nhau hoặc trước một vị trí trên
đường cần cấm;
Biển có hiệu lực bắt đầu từ vị trí đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải
đặt cách xa vị trí định cấm thì phải đặt biển số 502 để chỉ rõ khoảng cách (ghi trên biển
phụ) từ sau biển cấm đến vị trí biển bắt đầu có hiệu lực;
27.2 Khi cần thiết để chỉ rõ hướng tác dụng của biển và chỉ vị trí bắt đầu hay vị
trí kết thúc hiệu lực của biển phải đặt biển số 503 "Hướng tác dụng của biển";
27.3 Các biển báo cấm từ biển số 101 đến biển số 120 không cần quy định
phạm vi có hiệu lực của biển, không có biển báo hết cấm;
27.4 Kèm theo các biển báo cấm nói ở Khoản 27.3 phải đặt các biển chỉ dẫn lối
đi cho xe bị cấm (trừ trường hợp đường cấm vì lý do đường, cầu bị tắc mà không có lối
rẽ tránh) như quy định ở Chương VII về biển chỉ dẫn;
27.5 Hiệu lực của biển số 121 và biển số 128 có giá trị đến hết khoảng cách cấm
ghi trên biển số 501 hoặc đến vị trí đặt biển số 135 "Hết tất cả các lệnh cấm";
Biển số 123 và biển số 129 có giá trị tại chỗ;
Biển số 124 có giá trị ở vị trí đường giao nhau hoặc căn cứ vào biển số 503;
Biển số 125, 126, 127, 130, 131 (a,b,c) có giá trị đến nơi đường giao nhau tiếp
giáp, hoặc đến vị trí đặt biển hết cấm (các biển số 133, 134, 135) biển số 130 và 131
(a,b,c) còn căn cứ vào biển số 503;
27.6 Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài thì tại các nơi
đường giao nhau trong đoạn cấm có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải
được đặt nhắc lại.
No comments