[QCVN 41:2012/BGTVT] Chương V - Biển báo nguy hiểm
Điều 28. Tác dụng của biển báo nguy hiểm
Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra được
dùng để báo cho người sử dụng đường, chủ yếu là người lái xe cơ giới biết trước tính
chất của sự nguy hiểm trên tuyến đường để phòng ngừa. Khi gặp biển báo nguy hiểm,
người lái xe phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng
xử trí những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.
Điều 29. Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm
29.1 Biển báo nguy hiểm gồm có 47 kiểu biển, được đánh số thứ tự từ biển số
201 đến biển số 247 với tên các biển như sau:
- Biển số 201(a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
- Biển số 202(a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
- Biển số 203(a,b,c): Đường bị hẹp;
- Biển số 204: Đường hai chiều;
- Biển số 205(a,b,c,d,e): Đường giao nhau;
- Biển số 206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;
- Biển số 207(a,b,c,d,e,f,g,h,i,k): Giao nhau với đường không ưu tiên;
- Biển số 208: Giao nhau với đường ưu tiên;
- Biển số 209: Giao nhau có tín hiệu đèn;
- Biển số 210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
- Biển số 211(a): Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;
- Biển số 211(b): Giao nhau với đường tầu điện;
- Biển số 212: Cầu hẹp;
- Biển số 213: Cầu tạm;
- Biển số 214: Cầu quay - Cầu cất;
- Biển số 215: Kè, vực sâu phía trước;
- Biển số 216: Đường ngầm;
- Biển số 217: Bến phà;
- Biển số 218: Cửa chui;
- Biển số 219: Dốc xuống nguy hiểm;
- Biển số 220: Dốc lên nguy hiểm;
- Biển số 221(a): Đường có ổ gà, sống trâu;
- Biển số 221(b): Đường có sóng mấp mô nhân tạo;
- Biển số 222(a): Đường trơn;
- Biển số 222(b): Lề đường nguy hiểm;
- Biển số 223(a, b): Vách núi nguy hiểm;
- Biển số 224: Đường người đi bộ cắt ngang;
- Biển số 225: Trẻ em;
- Biển số 226: Đường người xe đạp cắt ngang;
- Biển số 227: Công trường;
- Biển số 228(a,b): Đá lở;
- Biển số 228(c): Sỏi đá bắn lên;
- Biển số 229: Dải máy bay lên xuống;
- Biển số 230: Gia súc;
- Biển số 231: Thú rừng vượt qua đường;
- Biển số 232: Gió ngang;
- Biển số 233: Nguy hiểm khác;
- Biển số 234: Giao nhau với đường hai chiều;
- Biển số 235: Đường đôi;
- Biển số 236: Hết đường đôi;
- Biển số 237: Cầu vồng;
- Biển số 238: Đường cao tốc phía trước;
- Biển số 239: Đường cáp điện ở phía trên;
- Biển số 240: Đường hầm;
- Biển số 241: Tắc nghẽn giao thông;
- Biển số 242(a, b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;
- Biển số 243: Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
- Biển số 244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;
- Biển số 245(a, b): Đi chậm (a), Đi chậm theo điều ước quốc tế (b);
- Biển số 246(a,b,c): Chú ý chướng ngại vật.
- Biển số 247: Chú ý xe đỗ
29.2 Ý nghĩa sử dụng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục C.
Điều 30. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm
30.1 Biển báo nguy hiểm có hình dạng tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một
cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên phía trên, trừ biển số 208 "Giao nhau với
đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống phía dưới;
30.2 Kích thước biển tỷ lệ thuận với tốc độ thiết kế; nền biển màu vàng nhạt,
xung quanh viền đỏ rộng 5cm (tương ứng với biển có kích thước hệ số 1), trừ biển số
247 có kích thước bằng 0,6 lần kích thước biển hệ số 1; hình vẽ trong biển nếu không
có chú dẫn đặc biệt thì là màu đen;
Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục C và
Điều 15.
Điều 31. Vị trí đặt biển báo nguy hiểm theo chiều đi và hiệu lực tác dụng
của biển
của biển
31.1 Biển báo nguy hiểm được đặt cách nơi định báo một khoảng cách tuỳ thuộc
vào tốc độ trung bình của xe ôtô trong phạm vi 10km tại vùng đặt biển; trường hợp
không tính toán để xác định khoảng cách được thì theo bảng quy định dưới đây :
31.2 Khoảng cách từ biển đến nơi định báo phải thống nhất trên cả đoạn đường
có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa
hoặc gần hơn nhưng phải có thêm biển số 502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu";
Biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp
trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo đặt xa hay
gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm biển số 502.
31.3 Mỗi kiểu biển báo báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một vị trí hoặc
một đoạn ngắn hoặc một đoạn đường dài. Trường hợp bên dưới các biển số 202
(a,b,c), 219, 220, 221a, 225, 228, 231, 232 nếu yếu tố nguy hiểm xảy ra trên một đoạn
đường thì phải đặt biển số 501 "Phạm vi tác dụng của biển" để chỉ rõ chiều dài đoạn
đường nguy hiểm. Nếu chiều dài có cùng yếu tố nguy hiểm lớn hơn 500m thì cứ sau
mỗi khoảng cách 500m phải đặt một biển nhắc lại kèm biển số 501 ghi chiều dài yếu tố
nguy hiểm còn lại tiếp đó;
31.4 Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ:
31.4.1 Trường hợp chỗ ngoặt nguy hiểm phải hạn chế tốc độ tối đa nhỏ hơn 25
km/h thì không phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số 201a,b và biển số
202a,b,c);
31.4.2 Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng phải hạn chế tốc độ tối đa từ 10 km/h đến 15 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số 221a,b và biển số 222a,b);
31.4.2 Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng phải hạn chế tốc độ tối đa từ 10 km/h đến 15 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số 221a,b và biển số 222a,b);
31.5 Đường phố do tốc độ xe phải đi chậm, liên tục có đường giao nhau thông
No comments