[QCVN 41:2012/BGTVT] Chương VI - Biển hiệu lệnh
Điều 32. Tác dụng của biển hiệu lệnh
Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người sử dụng đường phải thi hành. Khi
đi trên đường, các phương tiện, người đi bộ tham gia giao thông đều phải chấp hành.
Điều 33. Ý nghĩa sử dụng các biển hiệu lệnh
33.1 Biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu biển, được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến
biển số 310 với tên các biển như sau:
- Biển số 301(a,b,c,d,e,f,h,i): Hướng đi phải theo;
- Biển số 302(a,b): Hướng phải đi vòng chướng ngại vật;
- Biển số 303: Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến;
- Biển số 304: Đường dành cho xe thô sơ;
- Biển số 305: Đường dành cho người đi bộ;
- Biển số 306: Tốc độ tối thiểu cho phép;
- Biển số 307: Hết hạn chế tốc độ tối thiểu;
- Biển số 308(a,b): Đi thẳng hoặc rẽ trái (phải) trên cầu vượt;
- Biển số 309: Ấn còi;
- Biển số 310 (a,b,c)" Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm"
33.2 Ý nghĩa sử dụng của từng kiểu biển được giải thích chi tiết ở Phụ lục D.
Điều 34. Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển hiệu lệnh
34.1 Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, kích thước biển tỷ lệ thuận với tốc độ thiết
kế, nền biển màu xanh lam, hình vẽ và chữ số màu trắng. Biển số 307 có gạch chéo
màu đỏ rộng 9cm (tương ứng với biển có kích thước hệ số 1) được gạch từ bên phải
phía trên xuống bên trái phía dưới. Gạch chéo hợp thành với đường thẳng nằm ngang
một góc 30° và đè lên chữ số. Biển số 310 có dạng hình chữ nhật nền màu trắng;
34.2 Kích thước cụ thể của hình vẽ trên các biển được quy định chi tiết ở Phụ
lục D và Điều 15.
Điều 35. Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển
35.1. Các biển hiệu lệnh phải đặt trực tiếp tại vị trí cần báo hiệu lệnh, do điều
kiện khó khăn nếu đặt xa hơn phải đặt kèm biển số 502;
35.2 Các biển hiệu lệnh có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển. Riêng biển số 301a nếu
đặt ở sau ngã tư thì hiệu lực của biển kể từ vị trí đặt biển đến ngã tư tiếp theo. Biển không cấm xe rẽ phải, rẽ trái để vào cổng nhà hoặc ngõ phố trên đoạn đường có hiệu
lực của biển
No comments