Tin Mới

[QCVN 41:2012/BGTVT] Chương X - Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn


Điều 50. Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ 

Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở lề đường các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người sử dụng đường biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.
 
Điều 51. Hình dạng và kích thước cọc tiêu 
Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông, cạnh 15cm; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70cm; ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ 40cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70cm tại phân giác. Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10cm ở đầu trên cùng sơn màu đỏ bằng chất liệu phản quang.
 
Điều 52. Các trường hợp cắm cọc tiêu
 
52.1 Những trường hợp sau đều phải cắm cọc tiêu:
 
52.1.1 Phía lưng các đường cong từ tiếp đầu đến tiếp cuối; 
52.1.2 Đường hai đầu cầu. Trường hợp bề rộng cầu hẹp hơn bề rộng nền đường thì những cọc tiêu ở sát đầu cầu phải liên kết thành hàng rào chắn hoặc xây tường bảo vệ. Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trong trường hợp này là 3m;
 
52.1.3 Hai đầu cống nơi chiều dài cống hẹp hơn bề rộng nền đường. Các cọc tiêu phải liên kết thành hàng rào chắc chắn hoặc xây tường bảo vệ, khoảng cách giữa hai cọc tiêu trong trường hợp này từ 2m 3m;
 
52.1.4 Các đoạn nền đường bị thắt hẹp;
 
52.1.5 Các đoạn nền đường đắp cao từ 2m trở lên;
 
52.1.6 Các đoạn đường men theo sông, suối, đầm, hồ, ao;
 
52.1.7 Các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt cùng mức;
 
52.1.8 Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và hai bên thân đường ngầm;
 
52.1.9 Các đoạn đường qua bãi cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khó phân biệt mặt đường phần xe chạy với dải đất hai bên đường.
 
Điều 53. Kỹ thuật cắm cọc tiêu
 
53.1 Đường mới xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo, cọc tiêu cắm sát vai đường và phải cách mép phần xe chạy tối thiểu 0,5m;
 
53.2 Đường đang sử dụng, lề đường không đủ rộng thì cọc tiêu cắm sát vai đường;
 
53.3 Nếu đường đã có hàng cây xanh trồng ở trên vai đường hoặc lề đường, cho phép cọc tiêu cắm ở sát mép hàng cây nhưng bảo đảm quan sát thấy rõ hàng cọc, nhưng không lấn vào phía tim đường làm thu hẹp phạm vi sử dụng của đường;
 
53.4 Nếu ở vị trí theo quy định phải cắm cọc tiêu đã có tường xây hoặc rào chắn bê tông cao trên 0,40m thì không phải cắm cọc tiêu;
 
53.5 Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho xe khi đi ra sát hàng cọc tiêu và không có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu;
 
53.6 Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc nêu ở Khoản 53.2 thuộc Điều này, thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn.
 
53.7 Cọc tiêu phải cắm thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong:
 
53.7.1 Khoảng cách giữa hai cọc tiêu (S) trên đường thẳng là S= 10m;
53.7.2 Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường cong: 

a) Nếu đường cong có bán kính R=10m đến 30m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S= 3m; 
b) Nếu đường cong có bán kính R: 30m<R100m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S= 4m6m; 
c) Nếu đường cong có bán kính R> 100m thì S = 8m10m; 
d) Khoảng cách giữa hai cọc tiêu ở tiếp đầu và tiếp cuối có thể bố trí rộng hơn 3m so với khoảng cách của hai cọc tiêu trong phạm vi đường cong.
 
53.7.3 Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc (cong đứng) a) Nếu đường dốc 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 5m; b) Nếu đường dốc < 3% khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 10m. (Không áp dụng đối với đầu cầu cầu và đầu cống)
 
53.7.4 Mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất là 6 cọc.
 
Điều 54. Hàng cây thay thế cọc tiêu Trên những đoạn đường thẳng, nếu hàng cây có đủ điều kiện như sau thì được phép sử dụng thay thế cọc tiêu:
 
54.1 Khoảng cách giữa hai cây khoảng 10m và tương đối bằng nhau (đường kính 0,15m trở lên) thẳng hàng;
 
54.2 Hàng cây trồng ở ngay vai đường hoặc trên lề đường;
 
54.3 Thân cây được thường xuyên quét vôi trắng từ độ cao trên vai đường 1,5m trở xuống.
 
Điều 55. Tường bảo vệ
 
55.1 Có thể xây tường bảo vệ để thay thế cọc tiêu. Tường bảo vệ thay thế cọc tiêu phải tuân theo các quy định từ Điều 52 đến Điều 53 như đối với cọc tiêu;
 
55.2 Tường bảo về dày tối thiểu từ 0,2 0,3m cao trên vai đường từ 0,5 0,6m, chiều dài từng đoạn tường là 2m. Khoảng cách giữa hai đoạn tường trong đường thẳng cũng như đường cong là 2m.
 
Điều 56. Hàng rào chắn cố định
 
54.1 Hàng rào chắn cố định đặt ở những vị trí nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống hoặc ở đầu những đoạn đường cấm, đường cụt, không cho xe, người qua lại;
 
54.2 Trên các bộ phận của hàng rào chắn (cột, thanh ngang) phải sơn theo đúng ý nghĩa sử dụng và chỉ tiêu kỹ thuật quy định ở Điều 48 của Quy chuẩn này và dùng sơn có phản quang;
 
56.3 Trường hợp hàng rào chắn là vật liệu thép mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng thì có thể không sơn nhưng bắt buộc phải gắn mắt phản quang ở thanh ngang trên cùng tại vị trí cột.
 
Điều 57. Hàng rào chắn di động.
 
57.1 Hàng rào chắn di động là những hàng rào chắn có thể di động theo yêu cầu, hoặc đóng mở được;
 
57.2 Hàng rào chắn di động đặt ở những vị trí cần điều khiển sự đi lại và kiểm soát giao thông;
 
57.3 Chiều cao hàng rào chắn di động là 0,85m, chiều dài là suốt phần đường cấm;
 
57.4 Trên các bộ phận của hàng rào chắn (cột, thanh ngang) phải sơn theo đúng ý nghĩa sử dụng và chỉ tiêu kỹ thuật quy định ở Điều 48 của Quy chuẩn này và dùng sơn có phản quang.
 
Điều 58. Dải phân cách đường 

Dùng để chia mặt đường thành 2 chiều đi và về riêng biệt của các loại phương tiện, hoặc phân cách gianh giới giữa làn đường xe cơ giới và xe thô sơ theo cùng một chiều.
 
58.1 Dải phân cách đường có hai loại:
 
58.1.1 Dải phân cách cứng;
58.1.2 Dải phân cách mềm;
 
58.2 Dải phân cách cứng: Bằng đá xây, gạch xây, bê tông, hay cột thép, có liên kết ngang bằng tôn lượn sóng hoặc xây vỉa xung quanh bên trong đổ đất trồng cây (đối với mặt đường rộng). Dải phân cách cứng xây cố định cao 0,3m 0,8m, tối đa là 1,27m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và được quét vôi trắng, hoặc sơn đỏ-trắng xen kẽ nghiêng 30° so với mặt phẳng nằm ngang, vạch rộng 25cm đến 30cm. Trên đầu tường hoặc cạnh 2 bên thân tường có thể được gắn các tấm phản quang cách nhau 20m 25m/1tấm); 

Ngoài ra, hiện nay ở các đoạn cần cấm người đi bộ và phương tiện cá nhân 2 bánh đi qua còn đặt hàng rào thép cao 1,8m 2m bổ sung cho dải phân cách cứng.
 
58.3 Dải phân cách mềm: tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong đổ cát hoặc nước cao từ 0,3m 0,8m xếp liền nhau hoặc có các ống thép 40 50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường để chia làn hoặc chiều xe riêng biệt hoặc phân cách giữa làn xe cơ giới và thô sơ, loại phân cách này có thể di chuyển theo chiều rộng mặt đường tùy theo yêu cầu sử dụng.

58.3 Dải phân cách mềm: tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong đổ cát hoặc nước cao từ 0,3m 0,8m xếp liền nhau hoặc có các ống thép 40 50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường để chia làn hoặc chiều xe riêng biệt hoặc phân cách giữa làn xe cơ giới và thô sơ, loại phân cách này có thể di chuyển theo chiều rộng mặt đường tùy theo yêu cầu sử dụng.
 
Điều 59. Điều kiện đặt dải phân cách cứng, mềm
 
59.1 Đặt dải phân cách cứng khi đường có từ 4 làn xe trở lên để phân làn đường đi theo hai hướng riêng biệt;
 
59.2 Dải phân cách mềm chỉ dùng ở những nơi mặt đường chỉ đủ 2 hay 3 làn xe, cần chia tạm thời 2 chiều hoặc hai làn xe riêng biệt;

No comments